In offset là gì? Những điều cần biết về kỹ thuật in offset

In offset là một kỹ thuật in được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Vậy in offset là gì? Kỹ thuật in này có những ưu nhược điểm gì? Quy trình in offset được thực hiện ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để Vinaprint giải đáp cho bạn biết nhé!

in offset là gì
Phương pháp in offset hiện đại

Phương pháp in offset là gì?

In offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm cao su có chứa các hình ảnh dính mực in đã được ép lên trước rồi sau đó, để máy ép hình ảnh từ miếng cao su này lên bề mặt cần in.

Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật in offset

Mỗi kỹ thuật in ấn sẽ có những ưu nhược điểm riêng và in offset cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

In offset có những ưu điểm sau:

in offset là gì
Chất lượng in offset cao

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, in offset cũng có một số nhược điểm như:

  • Yêu cầu cao về thiết kế: Bản thiết kế dùng in offset cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi in bởi nếu chỉ cần 1 sai sót ở file thiết kế thì toàn bộ sản phẩm sau in sẽ phải hủy bỏ.

  • Tốn thời gian và công sức chuẩn bị: In offset yêu cầu phải chuẩn bị file, khuôn in và mực in. Trong đó, thời gian chuẩn bị khuôn in là lâu nhất. Nên nếu những đơn hàng cần in nhanh, lấy gấp không thích hợp dùng phương pháp này.

Nguyên lý khi thực hiện in offset cần biết

Nguyên lý của in offset là phương pháp in phẳng, trong đó thông tin về hình ảnh và nội dung cần in được thể hiện trên bản in có tính chất quang hóa. Khi in, đặt hình ảnh trên bản in cùng chiều với mặt in, sau đó, đặt lên một tấm cao su. Mực in sẽ được lăn lên bề mặt của bản in, sau đó tấm cao su được ép lên giấy. Mực in sẽ được chuyển từ tấm cao su sang giấy. Chính vì vậy, chất lượng in offset luôn đồng đều, sắc nét, không bị nhòe hay vỡ nét, kể cả khi in với số lượng lớn.

in offset là gì
Quy trình in offset kỳ công

Các bước quy trình in offset

  • Bước 1: Thiết kế chế bản

Thiết kế chế bản là quá trình tạo ra bản in, bao gồm hình ảnh, nội dung và thông tin cần in để đảm bảo có sự hài hòa trong thiết kế. Khâu này rát quan trọng, cần được thực hiện và kiểm tra kỹ lưỡng bởi nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng in trên vật liệu.

  • Bước 2: Output film

Output film hay còn gọi là output 4 tấm film là quá trình tạo ra 4 tấm phim từ bản in, tương ứng với 4 màu là C (màu xanh lơ), M (màu hồng sẫm), Y (màu vàng), K (màu đen)

  • Bước 3: Phơi bản kẽm

Tấm phim được phơi lên bản kẽm rồi sau đó dùng máy phơi kẽm để chụp lại hình ảnh của từng tấm phim, sao chép lên từng bản kẽm

  • Bước 4: In offset

Kỹ thuật viên sẽ lắp 1 trong 4 bản kẽm vào máy. Chọn bản kẽm có màu nào thì chọn màu mực tương ứng. Khi in xong bản kẽm thứ nhất, sẽ tháo bản kẽm đó ra, vệ sinh máy và lắp bản kẽm mới vào. Thực hiện lần lượt đến hết 4 bản kẽm với 4 màu in chồng lên nhau để có được bản in hoàn thiện.

  • Bước 5: Gia công sau in

Sau khi in, sản phẩm in có thể được gia công thêm các bước như ép kim, ép nhũ, cán màng bóng, dập chìm, dập mờ,….tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Các bước quy trình in offset

Trên đây là toàn bộ thông tin về in offset. Hy vọng thông qua vài viết này bạn đã biết được in offset là gì. Nếu muốn tư vấn thêm về phương pháp in này, liên hệ đến Vinaprint để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *